banner
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Công nghệ > Công nghệ quốc phòng Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
So thử UAV Việt Nam sắp mua và UAV '’made in Vietnam'’
(www.phatminh.com) Cùng so sánh các máy bay không người lái (UAV) của Belarus mà Việt Nam có thể mua và các UAV do Việt Nam tự nghiên cứu sản xuất và thử nghiệm mới đây.
Hiện Belarus có một số sản phẩm UAV được nhiều nước quan tâm, như UAV hạng trung Grif-1 (ảnh), UAV trinh thám thế hệ mới Sterkh-BM.
UAV hạng trung Grif-1 có bán kính hoạt động đến 100 km, có khả năng mang tải trọng hữu ích đến 30 kg (cao hơn tính toán 30%) và thực hiện các nhiệm vụ khác nhau ở chiều sâu chiến thuật và chiến dịch gần.
UAV Grif-1 có thể thực hiện các nhiệm vụ khác nhau ở chiều sâu chiến thuật và chiến dịch gần.
Sau khi được lắp đặt các thiết bị phù hợp, Grif-1 có thể dùng để chụp ảnh, quay video, cũng như trinh sát định vị quang học, hồng ngoại, vô tuyến điện tử và radar, hoặc đo các thông số khí quyển.
Ngoài ra, UAV Grif-1 còn có khả năng tìm kiếm, phát hiện, nhận dạng, xác định tọa độ của của các đối tượng trên mặt đất và trên biển; chế áp điện tử đối với các phương tiện điện tử của đối phương; chia sẻ và phối hợp thông tin với các phương tiện trên mặt đất và mặt biển…
UAV trinh thám thế hệ mới Sterkh-BM (ảnh) của Belarus có nhiều bước cái tiếng đáng kể, và nó nhận được nhiều sự quan tâm từ các nước Mỹ Latinh.
UAV Sterkh-BM được giới thiệu có khả năng cất và hạ cánh hoàn toàn tự động trên đường băng. Sterkh-BM có hệ thống điều khiển từ xa tiên tiến dựa trên dữ liệu định vị vệ tinh và dẫn hướng quán tính.
UAV Sterkh-BM nặng 65 kg, sải cánh dài 3,8m, được trang bị động cơ piston chạy xăng, tốc độ tối đa 200 km/h, trần bay tối đa 3km, phạm vi hoạt động lên đến 240 km.
Ban đầu, Sterkh-BM được phát triển để dùng trong quân đội với nhiệm vụ tình báo và giám sát trên chiến trường, tác chiến điện tử, thông tin liên lạc và trạm trung chuyển.
UAV Sterkh-BM tương lai có thể dùng để tấn công các mục tiêu từ trên không, phá hủy hệ thống radar tầm xa và tên lửa phòng không của đối phương.
Mới đây, Liên hiệp Khoa học sản xuất công nghệ cao Viễn thông-Tin học (HTI), thuộc Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam đã tuyên bố thử nghiệm thành công UAV “made in Vietnam” do Viện này nghiên cứu và sản xuất.
UAV “made in Vietnam” có 5 mẫu với các thông số kỹ thuật và tính năng khác nhau. Trong đó loại lớn nhất có thể bay với bán kính 100 km, trần bay là 3 km, tốc độ tối đa là 180 km/h, thời gian hoạt động trên không 6 giờ và có thể bay cả ban ngày và ban đêm.
UAV “made in Vietnam” đều thiết kế và chế tạo ở trong nước, chế độ bay tự động theo chương trình lập sẵn trên nền bản đồ số. Máy bay còn được trang bị camera máy ảnh tác nghiệp cả ban ngày và ban đêm, các trang thiết bị nghiên cứu khoa học chuyên dụng khác. Tầm bay của máy bay có thể mở rộng xa hơn khi sử dụng liên lạc vệ tinh dẫn đường hoặc các trạm điều khiển chuyển tiếp mặt đất.
Tiến sĩ Phạm Ngọc Lãng, chủ nhiệm đề tài cho biết, Viện Công nghệ không gian sẽ hoàn thiện kỹ thuật và đưa vào sản xuất hàng loạt phục vụ mục đích nghiên cứu khoa học và đáp ứng nhu cầu chuyên dụng trong nước.
Từ năm 1996 - 1999, Quân chủng Phòng không – Không quân cũng từng nghiên cứu và phát triển 2 mẫu mục tiêu bay thử nghiệm M-96 (bay ngày) và M-96D (bay đêm). Tới tháng 7/2004, Viện Kỹ thuật Phòng không – Không quân đã bay thử thành công mục tiêu bay M-100CT thế hệ mới (cải tiến từ M-96), đáp ứng nhiều yêu cầu đề ra như tầm bay xa hơn, trần bay cao và tốc độ cải thiện… Ảnh mục tiêu bay M-100CT cải tiến từ loại M-96.
Năm 2001, Viện Kỹ thuật Phòng không - Không quân tiếp tục nghiên cứu phát triển mẫu máy bay không người lái mới mang tên M400-CT, với việc chế tạo được thực hiện hoàn toàn trong nước. Tới năm 2005, 2 mẫu M400-CT cất cánh thử nghiệm thành công với trần bay 2.000m, bán kính hoạt động 15km. Sau đó cải tiến nâng cấp M400-CT đạt trần bay 3.000m, tốc độ 250-280km/h, bán kính hoạt động 30km. Ảnh máy bay không người lái M400-CT.
Máy bay không người lái M400-CT có thể dùng cho mục đích do thám, trinh sát, theo dõi mục tiêu trên chiến trường, khu vực hiểm trở, nguy hiểm. Ngoài ra, nó có thể tham gia vai trò quay phim, chụp ảnh địa hình, tìm kiếm cứu nạn…


(Nguồn: Phụ nữ today )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
Nga phát triển giáp tàng hình, vô hiệu hóa đạn chống tăng (16/12/2015)
Tàu sân bay trực thăng mạnh nhất thế giới của Hải quân Liên Xô (15/12/2015)
Nga thử nghiệm tên lửa không gian đầu tiên kể từ thời Xô viết (18/7/2014)
Công đoàn Quốc phòng: Khẳng định vai trò công đoàn trong quân đội (13/3/2014)
’Huyền thoại đánh chặn’ MiG-31 vẫn được bay (27/12/2013)
Không cho phép lực lượng thù địch hại an ninh quốc gia (27/12/2013)
Việt Nam đẩy mạnh hiện đại hóa tác chiến điện tử (27/12/2013)
Trực thăng CH-47D và món lợi cho Mỹ-Hàn (27/12/2013)
Cập nhật: Tàu ngầm Hà Nội cập cảng Cam Ranh ngày 30/12 (27/12/2013)
Cam Ranh đã sẵn sàng đón tàu ngầm Kilo Hà Nội (27/12/2013)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
Bật mí “rồng lửa” S-75M3 của phòng không Việt Nam (23/5/2013)
Những súng trường tấn công huyền thoại thế kỷ 20 (23/5/2013)
Nga sắp ”xẻ thịt” 2 tàu ngầm hạt nhân lớn nhất thế giới (22/5/2013)
Koalitsiya-SV, niềm hy vọng giúp Nga vượt Trung Quốc! (22/5/2013)
Chiến hạm tàng hình bậc nhất thế giới của Hải quân Thụy Điển (22/5/2013)
Ca nô tàng hình - ’sát thủ’ chống cướp biển (22/5/2013)
’Mục sở thị’ những ’quái vật’ đắt giá nhất trong làng xe tăng TG (22/5/2013)
Sức mạnh lớp tàu sân bay hạt nhân số 2 thế giới (22/5/2013)
Xuất hiện ’sát thủ diệt tăng’ 2 nòng RPG-30 Kryuk (22/5/2013)
Cường kích cơ Su-25SM khoe tuyệt chiêu ’một đòn chết bốn’ (22/5/2013)
Sát thủ diệt hạm mạnh nhất trên tàu chiến Việt Nam (22/5/2013)
Vũ khí ’lai tạo’ độc đáo trong quân đội Việt Nam (22/5/2013)
”Điểm mặt” lại vũ khí Nga mang tới Đông Nam Á tại LIMA 2013 (22/5/2013)
Sức mạnh hộ tống hạm tiên tiến nhất nước Nga (22/5/2013)
Ứng viên thay thế tên lửa Scud của Việt Nam (22/5/2013)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
Báo Trung Quốc nhận xét về sức mạnh quân sự Việt Nam
Máy bay hiện đại nhất Việt Nam luyện tập chiến đấu
Việt Nam bắt đầu sản xuất 'sát thủ diệt hạm' Kh-35UV?
Siêu tên lửa Ấn Độ chưa có đất dụng võ
Nga thử nghiệm tên lửa không gian đầu tiên kể từ thời Xô viết
Tàu sân bay trực thăng mạnh nhất thế giới của Hải quân Liên Xô
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt